Trong trading có rất nhiều loại đường trung bình động (đường MA), tuy nhiên loại MA cơ bản nhất đó chính là trung bình động đơn giản (Simple Moving Average – SMA). Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu về đường SMA là gì, cách tính của nó và cách sử dụng trong phân tích kỹ thuật. đường ma cross là gì?
SMA viết tắt của Simple Moving Average- đường trung bình động giản đơn. Là một trong những chỉ báo được sử dụng đầu tiên trên thị trường, cũng là chỉ báo trong bài học vỡ lòng nếu bạn muốn học phân tích kỹ thuật. SMA nối các điểm trung bình dịch chuyển của giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định tạo thành một đường biến động theo giá cổ phiếu và đã loại trừ các yếu tố bất thường, làm giảm bớt sự biến động và giúp dễ dàng xem xu hướng giá của thị trường.
Cách tính SMA
Hiện nay, mọi người thường dùng các đường SMA sau đây: SMA(10), SMA(14), SMA(20), SMA(50), SMA(100) và SMA(200). Mỗi đường thể hiện một giá trị khác nhau.
Ví dụ: Đường SMA (10) là đường trung bình của 10 ngày tính theo giá đóng cửa của 10 ngày trước đó. Tương tự:
Trên thực tế, không có bất kỳ sự phân biệt về việc sử dụng đường SMA nào được ưa chuộng hơn. Điều này phụ thuộc vào thói quen của người sử dụng. Bởi mỗi đường có công dụng, chức năng khác nhau. SMA(10), SMA(14), SMA(20) dùng cho ngắn hạn. SMA(50) dùng cho trung hạn còn SMA(100) và SMA(200) dùng cho dài hạn.
Xem thêm: sl trong forex là gì
Xem thêm: hướng dẫn mua bán forex
Ý nghĩa của đường SMA
Giữa vô vàn công cụ phân tích mới, phức tạp nhưng đường SMA vẫn được hầu hết các nhà phân tích sử dụng? Lý do duy nhất là SMA thực sự mang lại hiệu quả.
SMA chỉ ra xu hướng giá của thị trường, do đó đường hỗ trợ chúng ta dự đoán giá trong tương lai. Nhìn vào độ dốc của đường MA bạn có thể đoán giá sẽ biến đổi như thế nào để ra quyết định tốt ưu nhất. Đường SMA phản ứng chậm do đó nó loại bỏ được các biến động nhiễu ngắn hạn. Về dài hạn thì đường SMA là khá tin cậy.
Một đặc tính đáng chú ý mang tính thực tiễn của đường SMA là: vì đường trung bình MA phổ biến nhất trên thị trường nên nó phản ánh khá sát với tâm lý của nhà đầu tư tại các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.
Bên cạnh đó, do SMA là tính trung bình nhiều phiên giao dịch, SMA thường phản ứng chậm nên phát tín hiệu mua bán chậm. Do đó, độ nhạy của trung bình SMA tương đối thấp so với những biến động trong ngắn hạn.
“Nhưng muộn còn hơn không”.
Trong đầu tư, hiếm khi chúng ta tìm được thời điểm hoàn hảo khi mua và bán. Một nhà đầu tư thực tế tập trung vào việc kiếm tiền ở giữa các trạng thái. Và để xác định được chính xác nhất về xu hướng giá, chúng ta thường kết hợp nhiều đường chỉ báo hăy với các loại chỉ báo khác.
Nên sử dụng SMA hay EMA?
SMA là một công cụ tuyệt vời nhưng nó rất dễ bị vô hiệu hóa. Ví dụ:
Chúng ta vẽ một đường SMA với thời gian là 5 trên đồ thị ngày của EUR/USD và các giá đóng của 5 ngày vừa qua như sau :
Day 1: 1.2345
Day 2: 1.2350
Day 3: 1.2360
Day 4: 1.2365
Day 5: 1.2370
Đường SMA sẽ được tính như sau: (1.2345+1.2350+1.2360+1.2365+1.2370)/5= 1.2358
Đủ chính xác không? Việc gì nếu giá ngày thứ 2 là 1.2300? Kết quả của đường SMA sẽ thấp hơn một ít và điều này mang đến cho bạn ý nghĩ giá đang đi xuống, trong khi đó thực tế ngày 2 có thể chỉ là một sự kiện tại một thời gian.
Với điều này, đôi khi đường SMA có thể quá đơn giản. Nếu có một cách khác để bạn có thể loại bỏ xung nhọn để bạn sẽ không sai lầm. Có một cách, nó được gọi là đường trung bình lũy thừa (EMA).
Đường EMA chịu ảnh hưởng nhiều hơn đối với các khoảng thời gian mới nhất. Trong ví dụ trên, đường EMA sẽ đặt nặng vào ngày 3 đến ngày 5, nghĩa là xung nhọn của ngày 2 sẽ ít giá trị hơn và sẽ không ảnh hưởng đường trung bình nhiều. Đường EMA chú trọng hơn vào hành động hiện giờ của những người giao dịch.
Xem thêm: sàn giao dịch forex quốc tế